Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản như sau:
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ:
+ Ngày, tháng, năm ra quyết định;
+ Họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
+ Hành vi vi phạm;
+ Địa điểm xảy ra vi phạm;
+ Chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm;
+ Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt;
+ Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng.
Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo Mẫu MQĐ01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
>> Tải về mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản tại đây:
Hướng dẫn điền mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Việc điền mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được hướng dẫn tại Mẫu MQĐ01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP như sau:
* Mẫu này được sử dụng để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục không lập biên bản quy định tại mục 1.
(**) Áp dụng đối với trường hợp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
(**) Lưu ý lựa chọn và ghi thông tin cho phù hợp với thực tế của vụ việc.
(***) Áp dụng đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp cho cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.
(1) Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(2) Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức của Chính phủ.
(3) Ghi chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định.
(4) Ghi đầy đủ tên loại văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm, ban hành văn bản; tên cơ quan ban hành và tên gọi văn bản (tên của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể).
(5) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(6) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(7) Mô tả cụ thể hành vi vi phạm.
(8) Ghi cụ thể điểm, khoản, điều của nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cụ thể.
(9) Ghi cụ thể hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 theo từng trường hợp: Cảnh cáo/Phạt tiền,
(10) Ghi cụ thể mức tiền phạt (bằng số và bằng chữ) trong trường hợp phạt tiền.
(11) Ghi cụ thể hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng theo từng trường hợp:
– Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thi ghi rõ thời hạn, thời điểm tước hoặc đình chỉ.
– Trường hợp tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì ghi rõ tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị tính, số lượng, chủng loại, tình trạng, chất lượng hoặc số tiền (ghi cụ thể bằng số và bằng chữ) tương đương với trị giá tang vật, phương tiện vi phạm bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, nếu có biên bản kèm theo thì phải ghi rõ.
– Trường hợp trục xuất thì ghi rõ thời điểm thi hành quyết định, nơi bị trục xuất đến, cửa khẩu thi hành quyết định, nơi ở bắt buộc của người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
– Trường hợp không thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
(12) Ghi cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải thực hiện.
Trường hợp không thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì phải ghi rõ căn cứ, lý do không áp dụng.
(13) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức bị xử phạt.
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức bị xử phạt,
(15) Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại được Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt.
(16) Ghi số tài khoản mà cá nhân/tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp hoặc chuyển khoản,
(17) Ghi tên của Kho bạc nhà nước.
(18) Ghi cụ thể theo từng trường hợp: Tên của một trong các loại giấy tờ/tên, chủng loại của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
(19) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của tổ chức có trách nhiệm chủ trì tổ chức thi hành Quyết định.
(20) Ghi họ và tên của cá nhân/tên của cơ quan, tổ chức có liên quan theo từng trường hợp:
– Trường hợp xử phạt cảnh cáo đối với người chưa thành niên theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì ghi họ và tên của cha/mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên.
– Trường hợp xử phạt trục xuất đối với người nước ngoài thì ghi: (i) Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (ii) Tên của cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mà người bị trục xuất là công dân hoặc nước mà người đó cư trú cuối cùng trước khi đến Việt Nam; (iii) Tên của cơ quan Công an quản lý người nước ngoài bị trục xuất.
(21) Ghi chức vụ của người ký. Trường hợp cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính ký Quyết định thì ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người có thẩm quyền ra quyết định.