Mẫu chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200
Các chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:
– Mẫu 01-TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ
– Mẫu 02-TSCĐ: Biên bản thanh lý TSCĐ
– Mẫu 03-TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
– Mẫu 04-TSCĐ: Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Mẫu 05-TSCĐ: Biên bản kiểm kê TSCĐ
– Mẫu 06-TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Các chứng từ kế toán tài sản cố định trên được áp dụng đối với:
– Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
Mẫu chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 133
Các chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:
– Mẫu 01-TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ
– Mẫu 02-TSCĐ: Biên bản thanh lý TSCĐ
– Mẫu 03-TSCĐ: Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
– Mẫu 04-TSCĐ: Biên bản đánh giá lại TSCĐ
– Mẫu 05-TSCĐ: Biên bản kiểm kê TSCĐ
– Mẫu 06-TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Các chứng từ kế toán tài sản cố định trên được áp dụng đối với:
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
– Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
Tài sản cố định là gì?
Thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản có thời gian sử dụng cố định và khấu hao theo thời gian và được định nghĩa cụ thể đối với từng loại tài sản cố định như sau:
– Tài sản cố định hữu hình
Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
– Tài sản cố định vô hình
Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả…
– Tài sản cố định thuê tài chính
Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
Mọi TSCĐ đi thuê nếu không thoả mãn các quy định nêu trên được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
– Tài sản cố định tương tự
Là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương.
Danh sách tải về
Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Biên bản giao nhận TSCĐ Biên bản thanh lý TSCĐ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành Biên bản đánh giá lại TSCĐ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ