Tổng hợp 29 biểu mẫu về hoạt động công chứng
Tại Điều 30 Thông tư 01/2021/TT-BTP quy định về biểu mẫu kèm theo hoạt động công chứng như sau:
1. Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề công chứng (Mẫu TP-CC-01);
2. Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề công chứng (Mẫu TP-CC-02);
3. Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-03);
4. Đơn đề nghị miễn nhiệm công chứng viên (Mẫu TP-CC-04);
5. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên (Mẫu TP-CC-05);
6. Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06);
7. Giấy đề nghị cấp lại Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-07);
8. Đơn đề nghị thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-08);
9. Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-09);
10. Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-10);
11. Giấy chứng nhận tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng (Mẫu TP-CC-11);
12. Quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-12);
13. Quyết định xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-13);
14. Quyết định cho phép chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-14);
15. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-15);
16. Quyết định cho phép hợp nhất Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-16);
17. Quyết định cho phép sáp nhập Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-17);
18. Quyết định cho phép chuyển nhượng Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-18);
19. Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng (Mẫu TP-CC-19);
20. Mẫu biển hiệu của tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-20);
21. Mẫu lời chứng của công chứng viên áp dụng chung đối với hợp đồng giao dịch (Mẫu TP-CC-21);
22. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với hợp đồng ủy quyền trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng (Mẫu TP-CC-22);
23. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với di chúc và Văn bản sửa đổi/bổ sung di chúc (Mẫu TP-CC-23);
24. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản/văn bản khai nhận di sản (Mẫu TP-CC-24);
25. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25);
26. Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch (Mẫu TP-CC-26);
27. Sổ công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu TP-CC-27);
28. Sổ công chứng bản dịch (Mẫu TP-CC-28);
29. Sổ theo dõi việc sử dụng lao động (Mẫu TP-CC-29).
Nguyên tắc hành nghề công chứng
Tại Điều 4 Luật Công chứng 2014 quy định về nguyên tắc hành nghề công chứng
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
– Khách quan, trung thực.
– Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng
Tại Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
3.1. Hành vi bị nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;
– Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;
– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;
– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
3.2. Hành vi nghiêm cấm cá nhân, tổ chức
Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
– Giả mạo người yêu cầu công chứng;
– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
– Cản trở hoạt động công chứng.