Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường với nước thải năm 2023
* Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường với nước thải sinh hoạt theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
* Mẫu tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường với nước thải công nghiệp theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức thu phí bảo vệ môi trường với nước thải
Theo Điều 3 Nghị định 53/2020/NĐ-CP thì tổ chức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
– Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp của các cơ sở thuộc diện quản lý trên địa bàn.
Căn cứ tình hình thực tế quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải của các cơ sở trên địa bàn.
– Tổ chức cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng nguồn nước sạch do mình cung cấp.
– Ủy ban nhân dân phường, thị trấn thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tự khai thác nước để sử dụng.
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải
Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường với nước thải theo Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP như sau:
– Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định 53/2020/NĐ-CP là nước thải công nghiệp thải vào nguồn tiếp nhận nước thải theo quy định pháp luật và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định 53/2020/NĐ-CP.
– Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy, địa điểm, cơ sở sản xuất, chế biến (sau đây gọi chung là cơ sở) của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm:
+ Cơ sở sản xuất, chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá.
+ Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo quy định pháp luật về chăn nuôi; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm.
+ Cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
+ Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề.
+ Cơ sở: Thuộc da, tái chế da, dệt, nhuộm, may mặc.
+ Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản.
+ Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su; linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
+ Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng.
+ Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu, xử lý chất thải.
+ Cơ sở: Hóa chất cơ bản, phân bón, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng.
+ Nhà máy cấp nước sạch, nhà máy điện.
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu đô thị.
+ Hệ thống xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cảng cá, khu công nghệ cao và các khu khác.
+ Cơ sở sản xuất, chế biến khác có phát sinh nước thải từ hoạt động sản xuất, chế biến.
– Nước thải sinh hoạt là nước thải từ hoạt động của:
+ Hộ gia đình, cá nhân.
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác (gồm cả trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức này), trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức này.
+ Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy.
+ Cơ sở khám, chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
+ Cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2020/NĐ-CP.