Mẫu thẻ quầy hàng theo Thông tư 200 và cách viết
* Mẫu thẻ quầy hàng là Mẫu 02-BH ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:
– Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
– Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
* Mục đích thẻ quầy hàng theo Thông tư 200:
Thẻ quầy hàng dùng để theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày (kỳ).
* Cách viết thẻ quầy hàng theo Thông tư 200:
– Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc đóng dấu cơ quan vào góc trên bên trái.
– Ghi số thẻ.
– Ghi rõ tên hàng, quy cách, đơn vị tính và đơn giá của hàng hóa.
Mỗi thẻ quầy hàng theo dõi một mặt hàng, không ghi những mặt hàng khác nhau về quy cách, phẩm chất vào cùng một thẻ.
– Cột A, B: Ghi ngày, tháng và tên người bán hàng trong ngày (ca).
– Cột 1: Ghi số lượng hàng hóa tồn đầu ngày (ca).
– Cột 2: Ghi số lượng hàng hóa từ kho nhập vào quầy trong ngày (ca).
– Cột 3: Ghi số lượng hàng hóa nhập trong ngày (ca) từ những nguồn khác không qua kho của đơn vị.
– Cột 4: Ghi tổng số lượng hàng hóa có trong ngày (ca).
– Cột 5: Ghi số lượng hàng hóa xuất bán trong ngày (ca).
– Cột 6: Ghi số tiền thu được của số hàng hóa bán trong ngày (ca).
– Cột 7, 8: Ghi số lượng và giá trị hàng hóa xuất ra vì các mục đích khác không phải bán trong ngày (ca).
– Cột 9: Ghi số lượng hàng tồn lại quầy hàng vào cuối ngày (ca).
Cuối tháng cộng thẻ quầy hàng để lập báo cáo bán hàng.
Thẻ này do người bán hàng giữ và ghi hàng ngày (ca), trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán.
Mẫu thẻ quầy hàng theo Thông tư 133 và cách viết
* Mẫu thẻ quầy hàng là Mẫu 02-BH ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
– Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
* Mục đích thẻ quầy hàng theo Thông tư 133:
Thẻ quầy hàng dùng để theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhận và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm được tình hình nhập, xuất, tồn tại quầy, làm căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày (kỳ).
* Cách viết thẻ quầy hàng theo Thông tư 133:
– Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc đóng dấu cơ quan vào góc trên bên trái.
– Ghi số thẻ.
– Ghi rõ tên hàng, quy cách, đơn vị tính và đơn giá của hàng hóa.
Mỗi thẻ quầy hàng theo dõi một mặt hàng, không ghi những mặt hàng khác nhau về quy cách, phẩm chất vào cùng một thẻ.
– Cột A, B: Ghi ngày, tháng và tên người bán hàng trong ngày (ca).
– Cột 1: Ghi số lượng hàng hóa tồn đầu ngày (ca).
– Cột 2: Ghi số lượng hàng hóa từ kho nhập vào quầy trong ngày (ca).
– Cột 3: Ghi số lượng hàng hóa nhập trong ngày (ca) từ những nguồn khác không qua kho của đơn vị.
– Cột 4: Ghi tổng số lượng hàng hóa có trong ngày (ca).
– Cột 5: Ghi số lượng hàng hóa xuất bán trong ngày (ca).
– Cột 6: Ghi số tiền thu được của số hàng hóa bán trong ngày (ca).
– Cột 7, 8: Ghi số lượng và giá trị hàng hóa xuất ra vì các mục đích khác không phải bán trong ngày (ca).
– Cột 9: Ghi số lượng hàng tồn lại quầy hàng vào cuối ngày (ca).
Cuối tháng cộng thẻ quầy hàng để lập báo cáo bán hàng.
Thẻ này do người bán hàng giữ và ghi hàng ngày (ca), trước khi sử dụng phải đăng ký với kế toán.