Site icon Dịch Vụ Báo Cáo Thuế

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất 2024

Hợp đồng thi công xây dựng là gì?

Hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư.

(Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng mới nhất 2024

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng là mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD.

Mục lục của hợp đồng thi công xây dựng như sau:

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1. THÔNG TIN GIAO DỊCH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU

PHẦN 2. CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

PHẦN 3. ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều 3. Luật và ngôn ngữ sử dụng

Điều 4. Thông báo

Điều 5. Bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Điều 6. Nội dung và khối lượng công việc

Điều 7. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công xây dựng

Điều 8. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng

Điều 9. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

Điều 10. Điều chỉnh đơn giá, khối lượng công việc, một số nội dung khác trong hợp đồng và giá hợp đồng xây dựng

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ chung của Chủ đầu tư

Điều 12. Quyền và nghĩa vụ chung của Nhà thầu

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê tư vấn quản lý dự án)

Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của Nhà thầu tư vấn (áp dụng đối với trường hợp Chủ đầu tư ký hợp đồng thuê tư vấn giám sát thi công xây dựng)

Điều 15. Nhà thầu phụ

Điều 16. An toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ

Điều 17. Điện, nước và an ninh công trường

Điều 18. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng bởi Chủ đầu tư

Điều 19. Tạm dừng và chấm dứt hợp đồng bởi Nhà thầu

Điều 20. Bảo hiểm và bảo hành

Điều 21. Rủi ro và bất khả kháng

Điều 22. Sự kiện bồi thường

Điều 23. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng

Điều 24. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 25. Quyết toán và thanh lý hợp đồng

Điều 26. Hiệu lực của hợp đồng

Điều 27. Điều khoản chung

PHẦN 4. ĐIỀU KIỆN CỤ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG

Điều 1. Giải thích từ ngữ

Điều 2. Hồ sơ hợp đồng và thứ tự ưu tiên

Điều 3. Luật và ngôn ngữ sử dụng

Điều 4. Thông báo

Điều 5. Bảo đảm thực hiện và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng

Điều 6. Nội dung và khối lượng công việc

Điều 7. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công xây dựng

Điều 8. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng

Điều 9. Giá Hợp đồng, tạm ứng và thanh toán

Điều 10. Điều chỉnh đơn giá, khối lượng công việc, một số nội dung khác trong hợp đồng và giá hợp đồng xây dựng

Điều 15. Nhà thầu phụ

Điều 22. Sự kiện bồi thường

Điều 24. Khiếu nại và xử lý các tranh chấp

Điều 25. Quyết toán và thanh lý hợp đồng

Điều 26. Hiệu lực của hợp đồng

Tính pháp lý của hợp đồng xây dựng

– Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất mà bên giao thầu, bên nhận thầu và các bên liên quan có nghĩa vụ thực hiện;

– Hợp đồng xây dựng có hiệu lực là cơ sở pháp lý cao nhất để giải quyết tranh chấp giữa các bên. Các tranh chấp chưa được các bên thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan;

– Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm soát, cấp phát, cho vay vốn, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan có liên quan khác phải căn cứ vào nội dung hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng.

(Khoản 3 Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

Danh sách tải về

Exit mobile version