Mẫu hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động theo Thông tư 19/2016/TT-BYT
Mẫu hồ sơ cấp cứu tai nạn lao động tại cơ sở lao động theo Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:
Hồ sơ vụ tai nạn lao động mới nhất
Hồ sơ vụ tai nạn lao động theo Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
+ Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
+ Sơ đồ hiện trường;
+ Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
+ Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
+ Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
+ Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động;
+ Biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động;
+ Giấy chứng thương của cơ sở y tế được điều trị (nếu có);
+ Giấy ra viện của cơ sở y tế được điều trị (nếu có).
– Trong một vụ tai nạn lao động, nếu có nhiều người bị tai nạn lao động thì mỗi người bị tai nạn lao động được lập một bộ hồ sơ riêng.
– Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động:
+ Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại khoản 8 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
+ Cơ quan thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, cấp trung ương lưu trữ hồ sơ vụ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động theo Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
– Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
– Khai báo tai nạn lao động theo quy định tại Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
– Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
+ Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động phải có trách nhiệm vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
+ Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định của Nghị định 39/2016/NĐ-CP và được sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
– Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
– Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
– Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
– Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
– Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
+ 15 năm đối với vụ tai nạn lao động chết người;
+ Đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu đối với vụ tai nạn lao động khác.
– Thanh toán các khoản chi phí phục vụ cho việc điều tra tai nạn lao động kể cả việc Điều tra lại tai nạn lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, trừ trường hợp tai nạn lao động được điều tra lại theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
– Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động gây ra; tổ chức rút kinh nghiệm; thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị ghi trong biên bản điều tra tai nạn lao động; xử lý theo thẩm quyền những người có lỗi để xảy ra tai nạn lao động.