Mẫu giấy đi đường và cách ghi giấy đi đường theo Thông tư 200
– Mẫu giấy đi đường (mẫu giấy xác nhận đi lại) là Mẫu số 04 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
– Mục đích giấy đi đường: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
– Trách nhiệm và cách ghi giấy đi đường:
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
+ Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
+ Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
+ Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hoả, máy bay …
+ Cột 5: Ghi thời gian công tác.
+ Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
+ Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hoá đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.
Mẫu giấy đi đường và cách ghi giấy đi đường theo Thông tư 133
– Mẫu giấy đi đường (mẫu giấy xác nhận đi lại) là Mẫu số 04 – LĐTL ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
– Mục đích giấy đi đường: Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.
– Trách nhiệm và cách ghi giấy đi đường:
Sau khi có lệnh cử cán bộ, người lao động đi công tác, bộ phận hành chính làm thủ tục cấp giấy đi đường. Người đi công tác có nhu cầu ứng tiền tàu xe, công tác phí… mang giấy đi đường đến phòng kế toán làm thủ tục ứng tiền.
+ Cột 1: Ghi nơi đi, nơi đến công tác.
+ Cột 2: Ghi ngày đi và ngày đến.
Khi đến nơi công tác, cơ quan đến công tác phải xác nhận ngày, giờ đến và đi (đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có trách nhiệm ở cơ quan đến công tác).
+ Cột 3: Phương tiện sử dụng: Cần ghi rõ đi ô tô cơ quan, ô tô khách, tàu hỏa, máy bay …
+ Cột 4: Độ dài chặng đường từ nơi đi đến nơi đến.
+ Cột 5: Ghi thời gian công tác.
+ Cột 6: Ghi lý do lưu trú.
+ Cột 7: Lấy chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi cán bộ, người lao động đến công tác.
Khi đi công tác về người đi công tác xuất trình giấy đi đường để phụ trách bộ phận xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó đính kèm các chứng từ trong đợt công tác (như vé tàu xe, vé phà, hóa đơn thanh toán tiền phòng nghỉ…) vào giấy đi đường và nộp cho phòng kế toán để làm thủ tục thanh toán công tác phí, thanh toán tạm ứng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng duyệt chi thanh toán.
Giấy đi đường và các chứng từ liên quan được lưu ở phòng kế toán.