Mẫu đơn xin bãi nại là gì?
Mẫu đơn xin bãi nại được hiểu là loại mẫu đơn của người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất… có nội dung về việc rút lại đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự, đồng nghĩa với việc không còn tiếp tục yêu cầu khởi tố vụ án đó.
Mẫu đơn xin bãi nại mới nhất năm 2023 và cách ghi
* Hướng dẫn cách ghi mẫu đơn xin bãi nại
(1) Ghi rõ và chính xác tên đối tượng và vụ án hình sự cần xin bãi nại
(2) Phần Kính gửi: Ghi thông tin cơ quan cảnh sát điều tra ,Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân nơi gửi đơn bãi nại
(3) Tôi là…,sinh năm…: Ghi rõ và chính xác họ tên người làm đơn xin bãi nại bằng chữ in hoa có dấu (Ghi theo thông tin trong giấy khai sinh)
(4) Địa chỉ ghi theo nơi ở hiện nay ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
(5) Ghi rõ tên người bị hại trong vụ án hình sự (chính là tên của người thực hiện mẫu đơn xin bãi nại này)
(6), (8), (10) Ghi rõ trên người gây ra hành vi vi phạm với người bị hại
(7) Ghi rõ về tội danh bị truy cứu trách nhiệm hình sự
(9) Trình bày mục đích viết đơn xin bãi nại cho người bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Yêu cầu cần trình bày cụ thể, trung thực lý do bãi nại.
Lưu ý: Mẫu đơn xin bãi nại chỉ mang tính chất tham khảo.
Các trường hợp có thể áp dụng mẫu đơn xin bãi
Mẫu đơn xin bãi được hiểu là văn bản để việc người bị hại có yêu cầu khởi tố vụ án làm đơn để rút yêu cầu khởi tố đó.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021), chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ Luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Do đó, chỉ có những vụ án thuộc các tội sau đây sẽ được đình chỉ khi có đơn bãi nại của người có quyền làm đơn:
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135);
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138);
– Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139);
– Tội hiếp dâm (Điều 141);
– Tội cưỡng dâm (Điều 143);
– Tội làm nhục người khác (Điều 155);
– Tội vu khống (Điều 156).
Mặt khác, trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tùy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
(Khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (sửa đổi 2021))
Như vậy, chỉ với những vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại theo các tội danh trên thì khi làm đơn bãi nại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới xem xét đình chỉ vụ án.
Đồng thời, việc yêu cầu bãi nại phải hoàn toàn tự nguyện, không có dấu hiệu ép buộc hay cưỡng chế.