Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực kiểm toán nhà nước năm 2023
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo Mẫu số 01/BB ban hành kèm theo Quyết định 811/QĐ-KTNN ngày 02/6/2023 như sau:
* Hướng dẫn điền biên bản vi phạm hành chính về lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo hướng dẫn tại Mẫu số 01/BB ban hành kèm theo Quyết định 811/QĐ-KTNN ngày 02/6/2023 như sau:
(1) Ghi tên cơ quan/Đơn vị/Đoàn/Tổ của người lập biên bản theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của KTNN theo các trường hợp sau:
– Trường hợp người lập biên bản là Tổ trưởng Tổ kiểm toán/ Kiểm toán viên nhà nước thì ghi “KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH (KHU VỰC)…/VỤ…” in nhạt ở dòng thứ nhất; dòng thứ hai ghi “ĐOÀN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TẠI…” in nhạt và dòng thứ ba ghi “TỔ KIỂM TOÁN TẠI…” in đậm.
– Trường hợp người lập biên bản là Trưởng đoàn kiểm toán/Phó Trưởng đoàn kiểm toán thì ghi “KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH (KHU VỰC)…/VỤ…” in nhạt ở dòng trên và “ĐOÀN KIỂM TOÁN…” in đậm ở dòng dưới.
– Trường hợp người lập biên bản là Kiểm toán trưởng thì ghi “KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC” in nhạt ở dòng trên và “KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH (KHU VỰC)…” in đậm ở dòng dưới.
(2) Ghi cụ thể địa điểm lập biên bản theo từng trường hợp:
– Trường hợp lập biên bản ngay tại thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm thì địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra hành vi vi phạm.
– Trường hợp không lập biên bản tại thời điểm phát hiện ra hành vi có dấu hiệu vi phạm thì địa điểm lập biên bản là trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do.
(3) Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản.
Ví dụ: Biên bản làm việc; Biên bản kiểm tra; Biên bản thanh tra; Biên bản kiểm toán; Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu; Văn bản đề nghị trả lời và giải trình liên quan đến nội dung kiểm toán; Văn bản từ chối cung cấp thông tin, tài liệu; Văn bản từ chối trả lời và giải trình; Văn bản từ chối báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị; Tài liệu khác…
(4) Trường hợp người lập biên bản là Tổ trưởng Tổ kiểm toán/ Kiểm toán viên nhà nước thì ghi “Tổ kiểm toán tại…thuộc Đoàn kiểm toán… của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực)…/Vụ…”.
Trường hợp người lập biên bản là Trưởng đoàn kiểm toán/Phó Trưởng đoàn kiểm toán thì ghi “Đoàn kiểm toán… của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực)…/Vụ…”. Trường hợp người lập biên bản là Kiểm toán trưởng thì ghi “Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (khu vực)…”.
(5) Trường hợp người lập biên bản là Trưởng đoàn kiểm toán/Phó Trưởng đoàn kiểm toán/Tổ trưởng Tổ kiểm toán/ Kiểm toán viên nhà nước thì ghi số hiệu thẻ KTVNN.
(6) Trường hợp cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm không ký biên bản, thì người có thẩm quyền lập biên bản phải bảo đảm sự có mặt của đại diện Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm hoặc ít nhất 01 người chứng kiến để ký xác nhận.
– Trường hợp người chứng kiến thì ghi họ và tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ của người đó.
– Trường hợp đại diện chính quyền cấp xã thì ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi xảy ra vi phạm.
(7) Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(8) Ghi chức danh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp.
(9) Mô tả vụ việc; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm,… ; hành vi vi phạm cụ thể.
(10) Ghi điểm, khoản, điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước.
(11) Ghi họ và tên của người bị thiệt hại/họ và tên, chức vụ của người đại diện và tên của tổ chức bị thiệt hại.
(12) Ghi cụ thể tên các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đã được áp dụng.
(13) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «02 ngày làm việc».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «05 ngày làm việc».
– Trường hợp vụ việc không được giải trình theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi 2020), thì không phải ghi các Mục chú thích số (13), (14), (15) và (16).
(14) Ghi họ và tên của cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
(15) Ghi cụ thể theo từng trường hợp:
– Trường hợp giải trình trực tiếp thì ghi: «văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp».
– Trường hợp giải trình bằng văn bản thì ghi: «văn bản giải trình».
(16) Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc.
(17) Ghi địa chỉ nơi dự kiến làm việc với cá nhân/người đại diện của tổ chức vi phạm.
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo Điều 16 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 811/QĐ-KTNN ngày 02/6/2023 như sau:
– Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 15 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15, bao gồm:
+ Kiểm toán viên nhà nước;
+ Tổ trưởng tổ kiểm toán;
+ Phó trưởng đoàn kiểm toán;
+ Trưởng đoàn kiểm toán;
+ Kiểm toán trưởng.
– Trường hợp người đang thi hành nhiệm vụ kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhiệm vụ tiếp nhận báo cáo cáo định kỳ hoặc nhiệm vụ khác mà không phải là người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính;
Nếu phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển ngay biên bản làm việc đến người có thẩm quyền để lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.