Sơ cấp lý luận chính trị là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Quy định 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 thì sơ cấp lý luận chính trị là cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên… ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.
Đối tượng học Sơ cấp lý luận chính trị
Theo khoản 1 Điều 4 Quy định 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 thì đối tượng học Sơ cấp lý luận chính trị gồm:
– Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở.
– Công chức cấp xã (trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã).
– Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.
Mẫu bằng Sơ cấp lý luận chính trị mới nhất
Mẫu bằng Sơ cấp lý luận chính trị mới nhất theo Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 11-HD/BTGTW ngày 22/6/2021 như sau:
* Mặt trong của bằng:
* Mặt ngoài của bằng:
>> Tải mẫu bằng Sơ cấp lý luận chính trị tại đây:
* Về hình thức trình bày của bằng Sơ cấp lý luận chính trị như sau:
(1) Kích thước: Khổ A4 (21cm x 29,7cm)
(2) Màu sắc: Mặt ngoài của bằng là màu đỏ sẫm, mặt trong màu trắng, họa tiết màu đỏ tía.
(3) Kỹ thuật trình bày:
– Mặt ngoài, nửa bên phải: Phía trên cùng có dòng chữ “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”, in hoa, đậm, đủ dấu, gạch chân ở dưới. Ở giữa in hình búa liềm. Phía dưới có dòng chữ “BẰNG TỐT NGHIỆP SƠ CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ”, in hoa, đậm, đủ dấu.
– Mặt trong:
+ Nửa bên phải: Phía trên cùng ghi dòng chữ “ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM”, in hoa, đậm, đủ dấu, gạch chân ở dưới; thẩm quyền, cơ sở đào tạo cấp bằng; họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính của người được cấp; xếp loại; người cấp bằng ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu. Chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa.
+ Nửa bên trái: Dòng trên cùng “TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRÊN” là cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của trung tâm chính trị cấp huyện; dòng tiếp theo là tên “TRUNG TÂM CHÍNH TRỊ” được ghi đầy đủ theo tên gọi chính thức trong văn bản pháp lý thành lập, in hoa, đậm, đủ dấu; bên dưới góc trái là số vào sổ; ở giữa có khung dán ảnh học viên, cỡ ảnh 4x6cm, đóng dấu nổi; bên dưới góc trái là số vào sổ.
– Tất cả được trình bày bằng phông chữ Times New Roman.
Cơ quan đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị
Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị theo khoản 1 Điều 7 Quy định 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022.
Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị
Theo Điều 8 Quy định 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo Sơ cấp lý luận chính trị như sau:
– Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.
– Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
– Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.
– Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.
– Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
– Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.