Mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế mới nhất 2024 và cách ghi
Có thể tham khảo mẫu công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế mới nhất 2024 sau đây:
* Cách ghi
[1] Tên công ty ban hành công văn
[2] Trích yếu nội dung công văn
[3] Tên cơ quan thuế mà công ty dự định gửi công văn đến/nơi nhận công văn (cần có đủ thông tin về mã số thuế, ngành nghề doanh nghiệp kinh doanh và những thông tin liên hệ cần thiết).
[4] Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp.
[5] Các quy định pháp luật có liên quan còn vướng mắc (nếu có).
[6] Cần nêu rõ nội dung vấn đề, kiến nghị về những vướng mắc công ty gặp phải; lý do gửi công văn; đề nghị thời hạn trả lời bằng công văn phúc đáp.
[7] Tên đơn vị/cơ quan/tổ chức/cá nhân có quyền-nghĩa vụ liên quan đến nội dung công văn.
[8] Giám đốc của công ty có vướng mắc ký tên và đóng dấu (trường hợp Giám đốc – người đại diện công ty không thể ký thì có thể ủy quyền người khác ký thay theo đúng quy định pháp luật, đồng thời phải có giấy tờ kèm theo chứng minh cá nhân đủ điều kiện ký thay).
Chi cục Thuế là cơ quan gì?
Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Thuế khu vực (gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
(Điều 1 Quyết định 110/QĐ-BTC 2019)
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế được tổ chức như sau:
(1) Chi cục Thuế có số thu trên 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau:
– Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế.
– Đội Kê khai – Kế toán thuế – Tin học.
– Đội Kiểm tra nội bộ.
– Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
– Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế.
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Đội Trước bạ và thu khác.
– Không quá 03 Đội Kiểm tra thuế.
– Không quá 08 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
(2) Chi cục Thuế có số thu từ 300 tỷ đồng/năm đến 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở xuống hoặc chỉ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí theo (1) được tổ chức các Đội sau:
– Đội Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế – Trước bạ – Thu khác.
– Đội Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Nghiệp vụ – Dự toán – Pháp chế.
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Không quá 02 Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
– Không quá 06 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị
(3) Chi cục Thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:
– Đội Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ.
– Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền – Hỗ trợ – Nghiệp vụ – Dự toán – Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Trước bạ và thu khác).
– Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
– Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
(4) Chi cục Thuế có số thu dưới 50 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức 02 Đội:
– Đội Tổng hợp (Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ – Nghiệp vụ – Dự toán).
– Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (Tuyên truyền – Hỗ trợ – Quản lý nợ – Kiểm tra thuế – Kê khai – Kế toán thuế – Tin học – Trước bạ và thu khác – Quản lý thuế xã phường/liên xã, phường).
(5) Chi cục Thuế có số thu trên 5.000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 10.000 doanh nghiệp được tổ chức các Phòng (tương đương đội thuộc Chi cục Thuế) sau:
– Phòng Hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Quản trị – Ấn chỉ;
– Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ – Dự toán – Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế;
– Phòng Kê khai – Kế toán thuế – Tin học;
– Phòng Kiểm tra nội bộ;
– Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
– Phòng Trước bạ và thu khác;
– Phòng Thanh tra – Kiểm tra thuế;
– Không quá 05 Phòng Kiểm tra thuế;
– Không quá 04 Phòng Quản lý hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Lưu ý: Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế căn cứ tổ chức bộ máy của Chi cục Thuế đã được phê duyệt nêu trên, quyết định số lượng Phòng/Đội Kiểm tra thuế và Phòng Quản lý hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh, Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã, phường và quy định chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Đội thuộc Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố đảm bảo đúng quy định.
Đối với các trường hợp đặc thù giao Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế xem xét, quyết định cơ cấu số lượng Phòng/Đội Kiểm tra thuế và Phòng Quản lý hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh/Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường tại các Chi cục Thuế có số thu trên 1.000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5.000 doanh nghiệp sau khi có ý kiến phê duyệt của Bộ Tài chính
(Điều 3 Quyết định 110/QĐ-BTC 2019 sửa đổi tại Quyết định 812/QĐ-BTC năm 2021)