Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 133 mới nhất và cách ghi

Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 133 mới nhất và cách ghi được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

I. Lao động tiền lương

Bảng chấm công

Bảng chấm công làm thêm giờ

Bảng thanh toán tiền lương

Bảng thanh toán tiền thưởng

Giấy đi đường

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

Bảng thanh toán tiền thuê ngoài

Hợp đồng giao khoán

Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán

Bảng kê trích nộp các khoản theo lương

Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

II. Hàng tồn kho

Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho

Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa

Bảng kê mua hàng

Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ

III. Bán hàng

Bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi

Thẻ quầy hàng

IV. Tiền tệ

Phiếu thu

Phiếu chi

Giấy đề nghị tạm ứng

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

Giấy đề nghị thanh toán

Biên lai thu tiền

Bảng kê vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý)

Bảng kê chi tiền

V. Tài sản cố định

Biên bản giao nhận TSCĐ

Biên bản thanh lý TSCĐ

Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

Biên bản kiểm kê TSCĐ

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ

Mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho đối tượng nào?

Các chứng từ kế toán theo Thông tư 133 được áp dụng đối với:

– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

– Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

– Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

– Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

– Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

– Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

– Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

(Điều 16 Luật Kế toán 2015)

Danh sách tải về

  • Tải về Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán theo Thông tư 133 mới nhất và cách ghi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *