Kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là gì?
Theo khoản 1 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy là hoạt động theo quy trình của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để kiểm tra, đánh giá và chứng nhận sự phù hợp của phương tiện phòng cháy và chữa cháy với yêu cầu quy định trong quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Các phương tiện phòng cháy và chữa cháy nào phải kiểm định?
Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP thì phương tiện phòng cháy và chữa cháy thuộc danh mục quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sản xuất mới, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu trước khi đưa vào lưu thông phải được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Nội dung kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Nội dung kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo khoản 3 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:
– Kiểm định chủng loại, mẫu mã phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
– Kiểm định thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng phương tiện.
Mẫu đơn đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26)
Mẫu đơn đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Mẫu số PC26 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Phương thức kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Phương thức kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo khoản 4 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
– Kiểm tra số lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, số sêri và các thông số kỹ thuật của phương tiện;
– Kiểm tra chủng loại, mẫu mã phương tiện;
– Kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
Mẫu phương tiện để kiểm định được lấy ngẫu nhiên theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Trường hợp chưa có quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểm tra, thử nghiệm, thực nghiệm, đánh giá chất lượng mẫu phương tiện phòng cháy và chữa cháy thì thực hiện theo quy chuẩn, tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
Cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp phép để xem xét cấp giấy chứng nhận kiểm định;
– Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC25).
6. Hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy
Hồ sơ đề nghị kiểm định, cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo khoản 5 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:
– Hồ sơ đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
+ Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
– Hồ sơ đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC26) của đơn vị trực tiếp sản xuất, lắp ráp, hoán cải trong nước hoặc nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
+ Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC27);
+ Biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ sở kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy;
+ Biên bản lấy mẫu phương tiện kiểm định (Mẫu số PC28);
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc xuất xưởng của phương tiện;
+ Giấy chứng nhận chất lượng của phương tiện (nếu có);
+ Tài liệu kỹ thuật của phương tiện đề nghị kiểm định;
– Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
Nếu hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm định phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.