Mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan mới nhất và cách điền
Mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL như sau:
* Hướng dẫn cách điền mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan:
(1) Trường hợp Tờ khai đăng ký quyền liên quan cho cá nhân, ký nháy từng trang Tờ khai; trường hợp Tờ khai đăng ký quyền liên quan cho tổ chức, đóng dấu giáp lai Tờ khai.
(2) Phát hành bản sao để phổ biến tới công chúng như xuất bản, đăng tải lên mạng viễn thông, mạng Internet hoặc các hình thức khác, nêu rõ.
(3) Nội dung cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng do cá nhân/tổ chức tự thực hiện, không sao chép, không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với những cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng chứa nội dung liên quan tới chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục, sức khỏe, danh dự, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, thì phải cam đoan: không có nội dung, hình ảnh vi phạm, không xuyên tạc, không gây ảnh hưởng tới các vấn đề này.
(4) Khai đầy đủ những người thực hiện (nếu có) và nêu rõ vai trò của từng người người thực hiện.
(5) Khai đầy đủ các đồng chủ sở hữu quyền liên quan, nếu có.
(6) Trường hợp có đồng chủ sở hữu quyền liên quan thì phải có chữ ký của tất cả các đồng chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai có thể do một trong số các đồng chủ sở hữu quyền liên quan ký tên nếu có văn bản ủy quyền của các đồng chủ sở hữu quyền liên quan còn lại theo quy định của pháp luật.
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ
Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ theo Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
– Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
+ Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
+ Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022);
+ Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi 2022);
+ Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
+ Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
+ Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.