Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản
Mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản thực hiện theo Mẫu TP-CC-25 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BTP
Hướng dẫn ghi mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản
Cách ghi mẫu lời chứng của công chứng viên đối với văn bản từ chối nhận di sản (Mẫu TP-CC-25) như sau:
(1): Ghi bằng số và cả bằng chữ ngày, tháng, năm công chứng viên ký và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng, trong đó phần chữ để trong dấu ngoặc đơn
Lưu ý là cả trường hợp công chứng tại trụ sở hay ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên đều phải ký vào lời chứng và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng).
Trong trường hợp công chứng di chúc hoặc người yêu cầu công chứng đề nghị hoặc pháp luật có quy định thì ghi thêm giờ, phút.
(2): Ghi tên của tổ chức hành nghề công chứng.
(3): Ghi địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo Quyết định thành lập (đối với Phòng công chứng) hoặc Giấy đăng ký hoạt động (đối với Văn phòng công chứng).
(4): Ghi đầy đủ họ tên của công chứng viên thực hiện công chứng.
(5): Nếu chủ thể là cá nhân thì ghi họ tên, năm sinh (nếu chưa đủ 18 tuổi thì ghi rõ ngày tháng năm sinh), giấy tờ tùy thân (trừ trường hợp chưa có giấy tờ tùy thân theo quy định pháp luật) và nơi cư trú.
Trong trường hợp chủ thể là cá nhân xác lập hợp đồng (giao dịch) thông qua người đại diện (bao gồm cả trường hợp thông qua người giám hộ) thì ghi thêm cả họ tên, giấy tờ tùy thân, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện/người giám hộ và người giám sát giám hộ (nếu có).
Nếu chủ thể là tổ chức thì ghi tên tổ chức, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở (theo Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư…); họ tên, chức vụ, giấy tờ tùy thân của người đại diện của tổ chức.
(6): Trường hợp người yêu cầu công chứng điểm chỉ thì ghi là “điểm chỉ”; trường hợp vừa ký vừa điểm chỉ thì ghi là “ký và điểm chỉ”.
(6.1): Trường hợp người yêu cầu công chứng điểm chỉ thì ghi là “dấu điểm chỉ”; trường hợp vừa ký vừa điểm chỉ thì ghi là “chữ ký và dấu điểm chỉ”.
Người làm chứng, người phiên dịch không bắt buộc phải ký vào từng trang mà chỉ cần ký vào trang cuối của hợp đồng (giao dịch).
(7): Trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị công chứng viên đọc hợp đồng thì ghi: “Các bên/Bên…/Ông (Bà)… đã nghe công chứng viên đọc”.
(8): Ghi số lượng bản chính bằng cả số chữ (phần chữ để trong dấu ngoặc đơn).
(9): Số tờ, số trang bao gồm cả phần lời chứng của công chứng viên.
(10): Ghi tỉnh/thành phố nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
(11): Ghi số công chứng, số thứ tự của Sổ công chứng và năm của Sổ công chứng.
(12): Công chứng viên ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu tổ chức hành nghề công chứng.
Đối với với dấu (*), tùy theo từng trường hợp cụ thể, công chứng viên bổ sung vào lời chứng một hoặc một số nội dung sau đây:
– Nếu trường hợp có người làm chứng thì bổ sung các nội dung:
+ Họ tên của người phải có người làm chứng, lý do phải có người làm chứng, đã tự mời người làm chứng hay được công chứng viên chỉ định người làm chứng;
+ Họ tên và giấy tờ tùy thân của người làm chứng, người làm chứng cam đoan có đủ điều kiện để làm chứng theo quy định của pháp luật, đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người làm chứng và đã ký vào hợp đồng (giao dịch) trước mặt công chứng viên.
– Nếu trường hợp có người phiên dịch thì bổ sung các nội dung:
+ Họ tên của người phải có người phiên dịch, lý do phải có người phiên dịch, người đã mời người phiên dịch cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc mời người phiên dịch của mình;
+ Họ tên, giấy tờ tùy thân của người phiên dịch, người phiên dịch đã dịch lại toàn bộ nội dung liên quan đến hợp đồng (giao dịch) để người phải có người phiên dịch hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng (giao dịch).
Người phiên dịch cam đoan chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình và đã ký vào hợp đồng (giao dịch) này trước mặt công chứng viên.
– Nếu công chứng tại trụ sở nhưng những người giao kết hợp đồng (giao dịch) không ký cùng thời điểm thì công chứng viên phải ghi rõ họ tên, thời gian từng người giao kết hợp đồng (giao dịch) ký vào hợp đồng (giao dịch).
– Nếu thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng thì bổ sung các nội dung: Họ tên, lý do, địa điểm, thời gian từng người giao kết hợp đồng (giao dịch) ký vào hợp đồng (giao dịch).
– Nếu người yêu cầu công chứng đăng ký chữ ký, đăng ký mẫu dấu thì bổ sung các nội dung: Bên nào đã làm thủ tục đăng ký chữ ký, mẫu dấu và đã ký trước vào hợp đồng (giao dịch) này.
Công chứng viên đã đối chiếu chữ ký, mẫu dấu trên hợp đồng (giao dịch) và nhận thấy trùng khớp với mẫu chữ ký, mẫu dấu đã đăng ký tại tổ chức hành nghề công chứng.
– Trong trường hợp cần thiết, công chứng viên có thể đưa vào lời chứng nội dung khác nhưng không được vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc nhằm trốn tránh, giảm bớt trách nhiệm của công chứng viên.