Mẫu biên bản xác nhận công nợ là gì?
Mẫu biên bản xác nhận công nợ được hiểu là mẫu văn bản xác nhận lại chính xác những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác của doanh nghiệp, giữa cá nhân với cá nhân dẫn đến hai bên lập biên bản xác nhận công nợ sau khi đã tiến hành đối chiếu các khoản nợ với nhau.
Trong mẫu biên bản xác nhận công nợ, các bên có thể đưa điều khoản cam kết thời gian trả nợ.
Tổng hợp mẫu biên bản xác nhận công nợ thông dụng mới nhất năm 2023
Mẫu biên bản xác nhận công nợ được chia thành hai loại, bao gồm: Mẫu biên bản xác nhận công nợ của doanh nghiệp (giữa doanh nghiệp với các đối tác của doanh nghiệp) và mẫu biên bản xác nhận công nợ của cá nhân (giữa cá nhân với cá nhân).
Sau đây là tổng hợp mẫu biên nhận xác nhận công nợ thông dụng mới nhất năm 2023:
– Mẫu biên bản xác nhận công nợ của doanh nghiệp (giữa doanh nghiệp với các đối tác của doanh nghiệp)
– Mẫu biên bản xác nhận công nợ của cá nhân (giữa cá nhân với cá nhân)
* Lưu ý: Các mẫu biên nhận xác nhận công nợ trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể đưa thêm một số nội dung thỏa thuận khác (nếu có).
Một số lưu ý trong mẫu biên nhận xác nhận công nợ
Khi tiến hành lập mẫu biên nhận xác nhận công nợ, các bên cần lưu ý một số điều sau đây để hạn chế rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong tương lai:
– Mẫu biên bản xác nhận công nợ không phải là một phần trong giấy vay nợ hay phụ lục của hợp đồng có liên quan giữa các bên nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương.
Đây có thể được xem là một căn cứ quan trọng để các bên thống nhất với nhau về khoản tiền nợ, thời gian trả nợ, lãi suất chậm trả và các vấn đề phát sinh khác;
– Mẫu biên bản xác nhận công nợ này có liên quan đến tiền và các nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân vì thế các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ, hay thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân phải được điền đầy đủ, chi tiết,;
– Mẫu biên bản xác nhận công nợ nên đưa nội dung thỏa thuận cả về vấn đề thời hạn thanh toán (thay vì chỉ xác nhận số tiền còn nợ), lãi chậm trả, giải quyết khi chậm trả…
– Người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu đầy đủ lên mẫu biên bản xác nhận công nợ đối với công ty; cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ để đảm bảo giá trị pháp lý của mẫu biên bản xác nhận công nợ.
Nghĩa vụ thanh toán công nợ có thể chuyển giao cho bên thứ ba không?
Cụ thể tại Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ các bên như sau:
– Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
– Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.
Theo đó, nghĩa vụ thanh toán công nợ có thể chuyển giao cho bên thứ ba nếu có sự đồng ý của bên còn lại, chỉ trừ trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
Khi được chuyển giao nghĩa vụ thanh toán công nợ, bên thứ ba phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã được cam kết trong mẫu biên bản xác nhận công nợ về thời hạn thanh toán, lãi chậm trả, giải quyết khi chậm trả…