Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án là gì?
Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án là văn bản ghi nhận kết quả những nội dung mà các bên trong buổi hòa giải đưa ra trước sự chứng kiến của hòa giải viên, được lập ngay tại Tòa án giải quyết vụ việc.
Sau khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, Hòa giải viên chuyển biên bản cùng tài liệu kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành hay không.
Mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án mới nhất và cách ghi
Mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án được thực hiện theo mẫu số 11-HG ban hành kèm theo Thông tư 20/2020/TT-TANDTC.
Cụ thể, cách ghi mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án như sau:
(1): Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân cấp huyện
Ví dụ: Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2), (3) và (22): Ghi tên Tòa án nhân dân ghi nhận kết quả hòa giải
– Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN);
– Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(4) và (5): Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
Trường hợp hòa giải yêu cầu thuận tình ly hôn thì ghi tên và địa chỉ của cả vợ và chồng.
(6), (7), (10), (11), (14) và (15): Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện/người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
– Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A; cư trú tại… là người đại diện theo pháp luật của người khởi kiện (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B; cư trú tại… là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(8) và (9) Ghi như hướng dẫn tại (4) và (5), trừ trường hợp hòa giải yêu cầu thuận tình ly hôn thì không ghi nội dung này.
(12), (13), (16) và (17) Ghi như hướng dẫn tại điểm (4) và điểm (5).
(18) Ghi tên Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại hoặc Thẩm phán khác do Chánh án Tòa án phân công tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
(19) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(20) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên đã thỏa thuận, thống nhất được.
Trường hợp các bên thuận tình ly hôn thì thỏa thuận của các bên phải có đầy đủ nội dung về việc ly hôn, việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, chồng, con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải của các bên liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người khác nhưng người đó không có mặt tại phiên hòa giải thì phải ghi rõ trong biên bản.
(21) Ghi cụ thể lần lượt những nội dung các bên không thỏa thuận, thống nhất được.