Mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Các mẫu tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (hay còn gọi là giấy xác nhận không tiền án tiền sự) được quy định tại Thông tư 16/2013/TT-BTP, bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Mẫu số 03/2013/TT-LLTP.
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Mẫu số 04/2013/TT-LLTP.
– Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội: Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP.
– Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng: Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP.
Cách viết tờ khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp
* Cách viết mẫu số 03/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 2: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 3, 4: Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 5: Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
– Mục 6: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
– Mục 7:
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
* Cách viết mẫu số 04/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 2: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 3: Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.
– Mục 4: Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
– Mục 5: Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.
– Mục 6: Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.
– Mục 7: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 8,9: Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 10: Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.
– Mục 11: Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.
– Mục 12: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
* Cách viết Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Ghi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.
– Mục 2: Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
* Cách viết Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.
– Mục 2: Ghi rõ tên cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Mẫu Phiếu lý lịch tư pháp
– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Mẫu số 06/2013/TT-LLTP.
– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Mẫu số 07/2013/TT-LLTP.
Cách viết Phiếu lý lịch tư pháp
* Cách viết Phiếu lý lịch tư pháp số 1:
– Mục 1: Ghi rõ tên cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
– Mục 2: Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 3: Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 4,5: Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 6: Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
– Mục 7: Trường hợp cá nhân không có yêu cầu xác nhận thông tin cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì mục 10 không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1.
– Mục 8: Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.
* Cách viết Phiếu lý lịch tư pháp số 2:
– Mục 1: Ghi rõ cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
– Mục 2: Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 3: Ghi rõ tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 4,5: Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 6: Ghi rõ là chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.
– Mục 7:
+ Đối với người không bị kết án thì ghi theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư 13/2011/TT-BTP.
+ Đối với người đã bị kết án thì ghi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông tư 16/2013/TT-BTP.
– Mục 8:
+ Đối với những án tích đã được xóa thì ghi rõ: Đã được xóa án tích ngày …. tháng…. năm….
+ Đối với những án tích chưa được xóa thì ghi rõ: Chưa được xóa án tích.
– Mục 9: Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp.