Mẫu bảng kê chi tiền theo Thông tư 200 và cách ghi
– Mẫu bảng kê chi tiền theo Thông tư 200 là mẫu số 09-TT ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.
– Mục đích bảng kê chi tiền:
Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.
– Cách ghi bảng kê chi tiền theo Thông tư 200:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị. Phần đầu ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền và ghi rõ nội dung chi cho công việc gì.
Cột A,B,C,D ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ngày, tháng chứng từ và diễn giải nội dung chi của từng chứng từ.
Cột 1: Ghi số tiền.
Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm.
Bảng kê chi tiền được lập thành 2 bản:
– 1 bản lưu ở thủ quỹ.
– 1 bản lưu ở kế toán quỹ.
Mẫu bảng kê chi tiền theo Thông tư 133 và cách ghi
– Mẫu bảng kê chi tiền theo Thông tư 133 là mẫu số 09-TT ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, được áp dụng đối với:
+ Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán … đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.
– Mục đích bảng kê chi tiền:
Bảng kê chi tiền là bảng liệt kê các khoản tiền đã chi, làm căn cứ quyết toán các khoản tiền đã chi và ghi sổ kế toán.
– Cách ghi bảng kê chi tiền theo Thông tư 133:
Góc trên bên trái ghi rõ tên đơn vị. Phần đầu ghi rõ họ tên, bộ phận, địa chỉ của người chi tiền và ghi rõ nội dung chi cho công việc gì.
+ Cột A, B, C, D ghi rõ số thứ tự, số hiệu, ngày, tháng chứng từ và diễn giải nội dung chi của từng chứng từ.
+ Cột 1: Ghi số tiền.
Bảng kê chi tiền phải ghi rõ tổng số tiền bằng chữ và số chứng từ gốc đính kèm.
Bảng kê chi tiền được lập thành 2 bản:
+ 1 bản lưu ở thủ quỹ.
+ 1 bản lưu ở kế toán quỹ.