Giấy xác nhận thời gian công tác là gì?
Có thể hiểu, giấy xác nhận thời gian công tác là văn bản xác nhận, chứng minh thời gian công tác, làm việc của một người lao động tại đơn vị.
Hiện nay, giấy xác nhận thời gian công tác được dùng để:
– Chứng minh thu nhập khi cần làm các loại thẻ trả trước như thẻ visa, dùng để mua trả góp sản phẩm, vay tín chấp, vay tiêu dùng;
– Dùng để vay tiền ngân hàng qua lương;
– Chứng minh kinh nghiệm làm việc khi cần ứng tuyển, nộp hồ sơ xin việc vào cơ quan, doanh nghiệp khác…
05 mẫu giấy xác nhận thời gian công tác mới nhất
05 mẫu giấy xác nhận thời gian công tác có thể tham khảo như sau:
2.1. Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác theo Thông tư 19/2021/TT-BYT
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2021/TT-BYT như sau:
2.2. Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác của giáo viên
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác của giáo viên có thể tham khảo mẫu sau:
2.3. Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác tại bệnh viện
Có thể tham khảo mẫu giấy xác nhận thời gian công tác tại bệnh viện theo mẫu sau:
2.4. Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác tại cơ quan nhà nước
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác tại cơ quan nhà nước có thể tham khảo mẫu sau:
2.5. Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác/làm việc tại công ty
Mẫu giấy xác nhận thời gian công tác/làm việc tại công ty tham khảo mẫu sau:
Quy định về tạm đình chỉ công tác với cán bộ, công chức và viên chức
3.1. Quy định về tạm đình chỉ công tác với cán bộ, công chức
Theo Điều 81 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về tạm đình chỉ công tác với cán bộ, công chức như sau:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày;
Nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.
– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
3.2. Quy định về tạm đình chỉ công tác với viên chức
Theo Điều 54 Luật Viên chức 2010 quy định về tạm đình chỉ công tác với viên chức như sau:
– Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.